galaxy

Mất gần 20 tỉ USD trong 1 thángKết thúc tháng 10,VN-Ind 188 bet

【188 bet】Điều gì đang xảy ra trên thị trường chứng khoán?

Mất gần 20 tỉ USD trong 1 tháng

Kết thúc tháng 10,Điềugìđangxảyratrênthịtrườngchứngkhoá188 bet VN-Index đóng cửa tại mức 1.028,19 điểm, giảm 125,96 điểm, tương đương mất 10,91% so với cuối tháng 9. Với mức giảm chỉ trong vòng tháng 10, vốn hóa sàn HOSE bốc hơi gần 480.000 tỉ đồng, tương đương giảm 19,5 tỉ USD. Đây là tháng giảm điểm mạnh nhất của VN-Index trong 13 tháng trở lại đây, tính từ tháng 10.2022. Những phiên giảm liên tiếp đã khiến mọi thành quả hồi phục từ đầu năm đến nay của các cổ phiếu bị tan biến khi

VN-Index đã lùi về sát mức điểm hồi đầu năm. Còn nếu so với đỉnh cao mà thị trường đã đạt được vào ngày 11.9.2022 thì chỉ số này đã giảm hơn 17%. Tương tự, chỉ số HNX-Index trên sàn Hà Nội cũng "bốc hơi" toàn bộ số điểm kiếm được trước đó, quay trở lại mốc đầu năm 2023. Đáng chú ý, không những các chỉ số chứng khoán lao dốc mà thanh khoản của thị trường cũng sụt mạnh. 

Trong tháng 10, giá trị giao dịch bình quân hằng ngày trên thị trường chứng khoán (TTCK) đạt 15.472 tỉ đồng, giảm 36,7% so với mức bình quân tháng 9 khi quy mô giao dịch của hai nhóm nhà đầu tư tích cực nhất là cá nhân và khối ngoại cùng kém đi ở cả chiều mua và bán. Cả hai đối tượng này đều bán ra liên tục; trong đó, chỉ riêng nhà đầu tư ngoại trong tháng 10 tiếp tục bán ròng hơn 2.300 tỉ đồng. Dù vậy giá trị bán ròng của khối ngoại đã giảm gần 42% so với tháng 9.2023.

Điều gì đang xảy ra trên thị trường chứng khoán? - Ảnh 1.

Thông tin đồn thổi góp phần đẩy giá cổ phiếu lao dốc

NGỌC THẮNG

Trong đợt lao dốc của thị trường lần này, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc rổ VN30 trên sàn HOSE góp phần lớn nhất, kéo theo nhóm vốn hóa nhỏ và vừa cũng bị tác động mạnh mẽ. Các công ty chứng khoán có chung nhận định tâm lý của nhà đầu tư (NĐT) xuống thấp nên rủi ro vẫn còn khá lớn. Điều này khiến dòng tiền chưa thể quay lại thị trường chứng khoán trong thời gian ngắn.

Chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp phân tích TTCK giảm sâu chỉ trong vòng 2 tuần cuối tháng 10 đã phản ánh câu chuyện kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn. Đó là việc tỷ giá VND/USD tăng cao liên tục khiến Ngân hàng Nhà nước phải sử dụng công cụ hút tiền vào. Điều này gây ra tâm lý lo ngại cho NĐT trên TTCK khi dự báo lãi suất sẽ khó giảm như kỳ vọng. Bên cạnh đó, câu chuyện xung đột quân sự ở khu vực Trung Đông cũng kích hoạt tâm lý lo lắng nói chung trên toàn thế giới và xu hướng các NĐT đã phòng thủ, lựa chọn những tài sản mang tính an toàn cao hơn chứng khoán.

Kỳ vọng xóa bỏ được tin đồn trên TTCK là khó, bởi các thông tin nào cũng đều có tính hai mặt. Nhiều nhóm NĐT sẽ thổi phồng mặt nào đó tùy theo lợi ích của mình. NĐT cá nhân khi tham gia vào thị trường phải hiểu và chấp nhận cũng như học cách bình tĩnh.

Chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Nhật Khánh, Trưởng phòng Tư vấn Công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, cho rằng trước đó thị trường đã có đợt tăng mạnh chủ yếu do sự kỳ vọng về chính sách của Chính phủ như giảm lãi suất, tháo gỡ các điểm nghẽn cho thị trường bất động sản hay xuất khẩu sẽ tăng trở lại… Thế nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể hồi phục như kỳ vọng. Về kết quả kinh doanh cũng có một số công ty tăng trưởng nhưng các nhóm ngành chính lại vẫn yếu ớt. Có thể kể đến như lợi nhuận ngành ngân hàng hụt hơi trong khi nợ xấu gia tăng, biên lợi nhuận ròng (NIM) đi xuống. Các công ty thủy sản, sắt thép có sự hồi phục nhưng vẫn mong manh hay bất động sản cũng chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt mà vẫn cần nhiều thời gian hơn. 

Ông Khánh nhấn mạnh: Sau đợt tăng cao do sự kỳ vọng nhưng đến nay kết quả không như dự báo nên TTCK điều chỉnh là bình thường. Cộng thêm với những thông tin không tích cực từ thị trường thế giới, kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước nên nhiều cổ phiếu đã bị bán mạnh liên tục.

Tin đồn góp phần nhấn chìm cổ phiếu

Bên cạnh đó, không thể không kể đến tình trạng tin đồn cũng góp phần vào sự sụt giảm của chứng khoán. Trong tháng 10, đi cùng với những phiên lao dốc của VN-Index đã xuất hiện một số thông tin đồn thổi về các doanh nghiệp đang niêm yết như câu chuyện "Vingroup phải bán cổ phiếu" hay cổ đông ngoại đến từ Hàn Quốc của Masan "thoái hết vốn"… Vô căn cứ nhưng tin đồn vẫn khiến NĐT cá nhân lo ngại, đua nhau bán ra dù kết quả kinh doanh quý 3/2023 của chính các đơn vị nói trên đều cao hơn trước đó.

Theo ông Nguyễn Hồng Điệp, trên TTCK sẽ luôn luôn xuất hiện tin đồn. Khi thị trường sụt giảm, tâm lý NĐT xuống thấp thì chỉ cần có một thông tin nhỏ là có thể được đồn đoán, suy diễn rộng ra nhiều vấn đề tiêu cực về hoạt động của doanh nghiệp. "Kỳ vọng xóa bỏ được tin đồn trên TTCK là khó, bởi các thông tin nào cũng đều có tính hai mặt. Nhiều nhóm NĐT sẽ thổi phồng mặt nào đó tùy theo lợi ích của mình. NĐT cá nhân khi tham gia vào thị trường phải hiểu và chấp nhận cũng như học cách bình tĩnh. Đôi khi không quan tâm đến quá nhiều tin đồn bởi không nên lựa chọn cổ phiếu chỉ dựa vào một số thông tin, câu chuyện nào đó. Vì hết tin đồn này sẽ có khả năng tin đồn khác xuất hiện cũng là bình thường", ông Nguyễn Hồng Điệp nói. 

Theo quan điểm của chuyên gia này, dù chưa thể xác định được đây là đáy của TTCK nhưng ở vùng điểm số hiện tại, VN-Index đang ở gần vùng đáy nên cơ hội sẽ nhiều hơn. Đồng thời, xét về kinh tế vĩ mô thì hiện tại chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn nhất, có khả năng sinh lời cao nhất với nhiều người trong khi các kênh đầu tư truyền thống vẫn khá ảm đạm.

Bản thân ông Nguyễn Nhật Khánh cũng cho rằng tin đồn có tác động đến tâm lý những NĐT cá nhân trong một vài phiên nhưng đây không phải là nguyên nhân chính cho đợt sụt giảm của cổ phiếu trong tháng 10 vừa qua. Vì vậy ngay chính các doanh nghiệp bị tin đồn cũng không cần phải có thông tin đính chính mà tự thị trường sẽ điều chỉnh. Hiện tại, chưa thể lạc quan về xu hướng của chứng khoán từ nay đến cuối năm nhưng ông Khánh cho rằng cũng khó dự báo. Bởi lợi nhuận nhóm ngành ngân hàng trong quý 4/2023 vẫn chưa thể khởi sắc; bất động sản cũng còn đối mặt nhiều khó khăn và kéo theo các ngành liên quan như sắt thép, xi măng cũng khó có kết quả khả quan. Hơn nữa, mặc dù khi các ngân hàng liên tục giảm lãi suất thì nhiều dự báo dòng tiền của các cá nhân gửi ở ngân hàng có thể được rút ra và chuyển sang một phần kênh chứng khoán nhưng thực tế điều đó không xảy ra.

Theo số liệu cập nhật mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 8, số dư tiền gửi của dân cư vào hệ thống tổ chức tín dụng đạt trên 6,43 triệu tỉ đồng, tăng mạnh 9,68% so với cuối năm 2022. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng vượt 6 triệu tỉ đồng, không còn bị âm như những tháng trước mà đã tăng trưởng dương trở lại (+1% so với cuối năm trước). Như vậy, trong tháng 8, người dân có tiền nhàn rỗi đã gửi thêm gần 44.000 tỉ đồng vào hệ thống ngân hàng, bất chấp thời điểm này mặt bằng lãi suất huy động đã giảm nhanh. Do đó, ông Khánh cho rằng thị trường từ nay đến cuối năm chủ yếu vẫn đi ngang nhưng sẽ có những nhịp phục hồi ngắn. 

Theo phân tích kỹ thuật, vùng 1.050 - 1.100 điểm của VN-Index được coi là vùng đáy kỹ thuật. Với mức P/E (giá/thu nhập cổ phiếu) của thị trường khoảng 13 lần và P/B (giá/giá trị sổ sách của cổ phiếu) khoảng 1,7 lần (thấp hơn mức trung bình trong 5 năm gần nhất), thị trường được điều chỉnh về mức tương đối hấp dẫn.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap